Nấm lim xanh rừng Lào với báo giá nấm lim xanh rừng thật

Nhà điều hành , Cây thuốc ,Tin tức , 15/02/2022

Vảy nến da đầu rất dễ gây bong tróc, ửng đỏ, rụng tóc, ngứa ngáy,…Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, bệnh vảy nến da đầu có lây không? Với căn bệnh này, người bệnh cần sớm chữa trị, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.

Bệnh vảy nến da đầu gây bong tróc, ngứa ngáy cho người bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Theo thống kê có đến 90% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến bị chuyển biến nặng khiến da đầu bị khô, bong tróc vảy, chảy máu,… Các lớp vảy chồng lên nhau khiến da bị nứt nẻ, rụng tóc thường xuyên. Nhiều người nghĩ rằng, bệnh vảy nến rất dễ lây lan nên ngại tiếp xúc với những bệnh nhân này. Tuy nhiên, vảy nến không phải là bệnh lây nhiễm nên không có khả năng lây lan cho người khác.

Các nghiên cứu đã chứng minh, vảy nến là tình trạng các tế bào da tích tụ nhanh chóng tạo thành lớp vảy óng ánh. Căn bệnh này do rất nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, rối loạn hệ miễn dịch, nội tiết tố cơ thể, căng thẳng, stress, thiếu hụt chất dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi, tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, da đầu bị tổn thương,… Điều này cho thấy, vảy nến không phải là bệnh lý truyền nhiễm.

Nếu tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ không mắc bệnh. Do đó, những thành viên trong gia đình có thể sử dụng các vật dụng chung. Tuy nhiên, bệnh vảy nến sẽ tái phát nhiều lần và khó có thể chữa trị dứt điểm khi không áp dụng đúng phương pháp. Bên cạnh đó, chăm sóc da đầu bị vảy nến không đúng cách sẽ khiến da đầu dễ bị tổn thương. Đồng thời, vảy nến có thể lan rộng sang vùng da khác như cổ, mặt. Khi đó, việc điều trị bệnh sẽ tốn kém rất nhiều chi phí và bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian chữa trị hơn.

Bệnh vảy nến không lây nhiễm nhưng khiến người bệnh bị rụng tóc, đỏ ửng da đầu.

Vảy nến là căn bệnh rất khó có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Sau một thời gian, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện thích hợp, bệnh vảy nến sẽ rất dễ bị bùng phát trở lại. Bệnh nhân không cần quá lo lắng, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát căn bệnh này.

Thực tế, vảy nến là bệnh lý tự miễn, không phải do vi khuẩn hay virus gây ra. Bản thân người bệnh xuất hiện một lượng lớn chất cytokine (chất trung gian trong quá trình viêm), khiến các tế bào da nhanh chóng hình thành. Do đó, bệnh lý này không thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua các con đường tiếp xúc da, dịch tiết, quan hệ tình dục,… Dù sống chung, bệnh vảy nến cũng không lây lan nên mọi người có thể an tâm chăm sóc, dùng chung quần áo với những bệnh nhân mắc bệnh.

Lưu ý khi chữa trị bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có những hướng điều trị phù hợp. Nếu bệnh vảy nến lành tính thì bệnh nhân có thể kiểm soát bằng những phương pháp thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng sẽ gây ra biến chứng khó lường. Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh vảy nến nên người bệnh cần chăm sóc sức khỏe nếu mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

bệnh vảy nến da đầu có lây không
Người bệnh vảy nến nên chú ý đến chế độ ăn uống để bệnh sớm khỏi.
  • Không được dùng tay gãi ngứa tại các vùng da bị tổn thương để tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Vệ sinh da đầu sạch sẽ, tránh các chất nhờn tích tụ, gây tổn thương da đầu nhiều hơn.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da đầu phù hợp, kiểm tra trước các thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là thực phẩm có chứa thành phần vitamin.
  • Hạn chế đội mũ quá nhiều, cột tóc quá chặt, để da đầu được thông thoáng
  • Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… khiến bệnh càng nặng hơn
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, không tốt cho việc điều trị bệnh
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Làm việc vừa sức, không được thức khuya, dậy sớm
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng độ ẩm cần thiết cho da
  • Thực hiện đúng các chỉ định, nếu gặp phải bất cứ bất thường nào trong quá trình điều trị cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa
  • Không nên áp dụng các phương pháp trị bệnh dân gian khiến da đầu bị nhiễm trùng và bệnh vảy nến chuyển biến nặng hơn. Nếu sử dụng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng các vật dụng bảo vệ da để tránh làm da bị tổn thương

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Với căn bệnh này, người bệnh cần phải kiên trì điều trị. Việc điều trị không đúng phương pháp hoặc nóng vội sẽ không tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp để kiểm soát bệnh tốt nhất.

→ Có thể bạn quan tâm:

  • Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh
  • Bệnh vảy nến di truyền không – Có thể phòng ngừa không?
  • Bị vảy nến tắm lá gì cải thiện tốt triệu chứng bệnh?
Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/benh-vay-nen-da-dau-co-lay-khong.html

Xem thêm:
Tự tham khảo cách chữa: Bác sĩ điều trị bệnh ung thư bằng thuốc bỏ đi Tác dụng của nấm lim xanh chữa bệnh ung thư nấm lim xanh rừng

Tin cùng chuyên mục