Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Nhà điều hành , Bệnh lý khác , 07/03/2022

Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh mề đay, do đó phần lớn bệnh nhân đều muốn biết bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa. Các triệu chứng ngứa khi mắc bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại làm nhiều người bị trầy xước, chảy máu thậm chí nhiễm trùng do gãi. 

Có rất nhiều biện pháp giảm ngứa khi nổi mề đay

Ngứa là một trong những triệu chứng điển hình của nổi mề đay 

Nổi mề đay là một dạng phản ứng của da khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm… Khi mắc bệnh này da sẽ có rất nhiều biểu hiện như nổi nốt sần, da phù và rất ngứa… Tùy theo từng bệnh nhân mà có thể có các triệu chứng khác nhau, có nhiều trường hợp ảnh hưởng đến việc hô hấp làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. 

Ngứa là một trong những triệu chứng điển hình của nổi mề đay

Ngứa da được coi là triệu chứng thường gặp của các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh nổi mề đay. Tùy theo tình trạng bệnh mà những cơn ngứa xuất hiện với cường độ khác nhau. Thông thường tình trạng ngứa sẽ càng da vào buổi tối và khi trời lạnh, vì lúc này độ ẩm giảm đáng kể. Khi ngứa, bệnh nhân hay gãi dễ làm da bị trầy xước khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây nhiễm khuẩn và để lại sẹo. Chính vì vậy các biện pháp điều trị, giảm ngứa cần được tiến hành càng sớm càng tốt. 

Khi bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa? 

Một trong những mục đích chính của điều trị mề đay là giảm ngứa. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp điều trị là hết sức quan trọng. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: 

1/ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Thông thường khi bị ngứa do nổi mề đay, bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc sau: 

giảm ngứa do nổi mề đay
Dùng kem giúp giảm ngứa khi nổi mề đay
  • Kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ để bôi lên vùng da bị mề đay. Sau đó sẽ bôi lên 1 lớp kem dưỡng ẩm để giúp thuốc thấm sâu vào da và phát huy công dụng điều trị tốt hơn. Ngoài ra có thể dùng một số loại kem hoặc thuốc mỡ khác như: pimecrolimus (Elidel), tacrolimus (Protopic)… 
  • Thuốc kháng histamin được dùng dưới dạng uống hoặc dạng bôi để giảm triệu chứng ngứa, khó chịu. Hoạt chất của loại thuốc này có khả năng tốt trong việc hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn. 
  • Thuốc chống trầm cảm có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin cũng có khả năng giảm các triệu chứng ngứa. 

Người bệnh cần tuân theo theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng cũng như loại thuốc. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. 

2/ Áp dụng các biện pháp tại nhà 

Bạn cũng có thể giảm ngứa khi nổi mề đay bằng những biện pháp đơn giản sau: 

Dùng tinh dầu bạc hà

Tinh chất của tinh dầu này có khả năng làm mát, giảm đau và giảm ngứa khá tốt. Bạn chỉ cần thoa lên vùng da bị ngứa mỗi ngày 2 lần là có thể làm các triệu chứng ngứa giảm hẳn. 

Tinh dầu bạc hà giúp giảm ngứa khi nổi mề đay

Dùng kem dưỡng ẩm 

Trên da luôn có một lớp ẩm tự nhiên bảo vệ da và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Việc bôi các loại kem dưỡng ẩm có tác động tích cực đến lớp da này, giúp giảm ngứa rõ rệt. 

Kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa khi nổi mề đay

Chúng ta cần tìm một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da của mình. Cách tốt nhất là nên bôi trước ở một vùng da nhỏ. Khi không có triệu chứng bất thường nào mới tiếp tục áp dụng cho các vùng da khác. 

Dùng bột yến mạch 

Bột yến mạch khi pha với nước có thể tạo hỗn hợp giúp bảo vệ bề mặt da, dưỡng ẩm hiệu quả. Nhờ khả năng chống ôxy hóa, giảm viêm mà nguyên liệu này có thể giảm kích ứng da, giảm khô ráp và giảm ngứa khá tốt. 

Nếu được bạn có thể pha bột yến mạch vào nước tắm rồi dùng hàng ngày cũng có công dụng tương tự. 

Giấm táo 

Hoạt chất của giấm táo chứa nhiều axit axetic có khả năng kháng viêm kháng khuẩn khá tốt. Thông thường có thể pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên bề mặt da, sau khi khô thì vệ sinh lại bằng nước ấm.

Chú ý không nên dùng cách này cho vùng có vết thương hở và da bị nứt nẻ. 

Xây dựng chế độ ăn khoa học 

Chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm ngứa khi mắc bệnh mề đay. Cụ thể bạn nên: 

điều trị ngứa khi nổi mề đay
Trái cây cung cấp dinh dưỡng giúp giảm ngứa khi nổi mề đay
  • Uống đủ nước để duy trì quá trình trao đổi chất, lọc thải các chất độc hại. Bên cạnh đó cũng là cách duy trì lớp ẩm tự nhiên cho da. Bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép… để tăng cường dinh dưỡng. 
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng cho da. 
  • Hạn chế việc dùng các thức ăn dễ gây kích ứng như đồ cay nóng, hải sản, rượu bia và các chất kích thích. 

Ngoài các biện pháp đã được nhắc đến, người bệnh cũng cần phải biết cách chăm sóc da đồng thời bảo vệ da đúng cách. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây triệu chứng mề đay như lông thú nuôi, hóa chất, phấn hoa… Trong trường hợp cần thiết thì cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ. 

Nhiều trường hợp ngứa không thể tự điều trị tại nhà mà cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau: 

  • Những cơn ngứa kéo dài hơn 2 tuần và xuất hiện rất thường xuyên 
  • Ngứa có kèm theo phát ban, sưng bất thường 
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc lở loét 
  • Triệu chứng ngứa xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. 

Qua những gì được chia sẻ, hy vọng bạn đã biết được khi nổi mề đay nên làm sao để hết ngứa. Tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu chúng ta áp dụng đúng cách. Vậy nên bạn không nên quá lo lắng chỉ làm cho các biểu hiện bệnh thêm trầm trọng. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 

  • Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và những điều cần lưu ý
  • Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và phương pháp chữa trị
  • Triệu chứng và các biến chứng thường gặp của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/noi-me-day-phai-lam-sao-de-het-ngua.html

Xem thêm:
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh Phòng tránh bệnh mùa đông dễ mắc ở trẻ em, người cao tuổi hiệu quả Nấm lim xanh chữa bệnh tai biến mạch máu phục hồi di chứng đột quỵ

Tin cùng chuyên mục