Loãng xương

Nhà điều hành , Viêm khớp , 08/04/2015

Thảo ô có tác dụng: trừ thấp, trợ dương, giảm đau; dùng để chữa thấp khớp, đau bụng do lạnh.

Tên khoa học: Aconitum kusnezoffii.

Nguyên liệu:

Dùng củ con của cây thảo ô (ô đầu hoang dại) có nguồn gốc ở Trung Quốc, cây này chưa được công bố đã có ở Việt Nam.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học: trong rễ có 3 alcaloid độc là aconitin, aconin và benzylaconin.

Tác dụng:

Theo đông y:

Tính vị – quy kinh: vị cay, ngọt, tính nóng (đại nhiệt); có độc. Vào kinh tâm, tỳ, thận.

Tác dụng: trừ thấp, trợ dương, giảm đau; dùng để chữa thấp khớp, đau bụng do lạnh.

Liều dùng: 1,5-3g/ngày. Nếu dùng trong thuốc sắc thì phải sắc trước khoảng 30 phút mới cho tiếp các dược liệu khác vào sắc chung.

Theo y học hiện đại:

  • Nước sắc ô đầu liều nhỏ làm tăng huyết áp động vật được gây mê, với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim , tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của ô đầu là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan trong cồn là rất cao so với phần hòa tan trong nước.
  • Tác dụng kháng viêm: thuốc sắc ô đầu cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng chống viêm.
  • Tác dụng nội tiết: thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitamin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và protein, nhưng trên một số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ.
  • Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: acotinine với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện và làm giảm nồng độ ammoniac ở não.
  • Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể.
Vị thuốc thảo ô

Lưu ý:

Người âm hư hỏa vượng không dùng.

Không dùng thảo ô với bối mẫu, bạch cập, thiên hoa phấn, qua lâu nhân, bán hạ.

Cách bào chế:

Cách bào chế: rửa sạch dược liệu, nếu là dược liệu khô phải ngâm trong nước đến khi không còn lõi khô, luộc đến khi không còn lõi trắng ở những củ to, nếm thấy vị hơi tê, để ráo nước, thái phiến, sấy khô.

Bảo quản: nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

 

Nguồn: http://baithuocquanhta.com/vi-thuoc/vi-thuoc-thao-o/

Xem thêm:
U xơ tử cung biến chứng gây tử vong ở phụ nữ Chi phí điều trị ung thư dạ dày và phương pháp điều trị ung thư Cách nấu nấm lim xanh Quảng Nam có tác dụng tốt nhất

Tin cùng chuyên mục